Ngày xưa cùng với sự
thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ theo chiều hướng đi lên của nền kinh tế cả nước, dù có giai đoạn suy
thoái nhưng nhìn chung những khó khăn lớn đều đã qua để bước vào giai đoạn phát
triển. Xã hội đi lên cùng với mọi thứ phát triển thay đổi đáng mừng.
Cuộc sống của đa số người dân đã từng bước được cải thiện, đồ đạc vật dụng nhà cửa cũng thay đổi theo, trong đó có nhiều loại đồ gỗ đắt tiền. Hàng năm cứ vào dịp cuối năm hoặc đầu xuân, người ta lại vui vẻ đi về các vùng thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam để xem và mua hàng.
Cuộc sống của đa số người dân đã từng bước được cải thiện, đồ đạc vật dụng nhà cửa cũng thay đổi theo, trong đó có nhiều loại đồ gỗ đắt tiền. Hàng năm cứ vào dịp cuối năm hoặc đầu xuân, người ta lại vui vẻ đi về các vùng thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam để xem và mua hàng.
Nói về đồ gỗ, hiểu một cách khái quát là sử dụng hàng ngày
như giường ngủ, bàn ghế… Nhưng đối với đồ gỗ cao cấp như sập chân quỳ, trường kỷ,
sa lông tầu, tủ chè, tủ thờ… thì lại để chơi là chính. Cách chơi đồ gỗ làm sao
để phù hợp với gia phong tính cách của từng nhà, từng người thì cũng cầu kỳ và
công phu lắm. Ví dụ như kiểu nhà mái bằng hay mái lợp ngói, nhà chung cư tập thể
thì chơi loại tủ ghế nào!
Bộ trường kỷ cổ tuyệt đẹp
Nếu nhà gỗ kiểu lợp mái ngói kiểu cổ, có cửa bức bàn thì
gian giữa bên dưới cửa võng phải kê chiếc tủ chè bằng gỗ gụ, gỗ trắc hay gỗ
mun. Bộ sập chân quỳ bằng gỗ gụ ta, gian nhà bên phải phía trong kê chiếc tủ
chùa, tiếp là bô ghế trường kỷ gỗ gụ hoặc gỗ trắc. Tất cả các loại đồ gỗ này đều
phải được trạm khắc, khảm thật cẩn thận, cầu kỳ đến từng chi tiết nhỏ. Nếu là
nhà mái bằng có các phòng khách riêng biệt, thì cách chơi cũng khác tùy theo sở
thích và phù hợp với từng không gian như bộ sa lông tầu, bộ trường kỷ. Điều
quan trọng nhất là hiểu được các điển tích trên mặt gỗ như thế nào? Nếu không
hiểu được mà chơi thì khác gì “điếc không sợ súng”. Cũng có một người bạn của
tôi lý luận với tôi rằng không biết mới chơi. Cũng có lý lẽ riêng của mình, song
theo tôi nghĩ nếu bạn biết được thì càng tốt hơn.
Nói về các chi tiết chạm, khảm trên các loại đồ gỗ Việt Nam
ta từ xưa tới nay có các loại như Tủ chè, sập, trường kỷ, sa lông… Nói về tủ
chè thì có hai loại, loại tủ cánh cong và loại tủ cánh phẳng. Phân dưới gọi là
bệ tủ được trạm trổ theo các điển tích khác nhau.
Tủ chè lèo ba cành đặc sắc
Ở tủ chè thì phần đẹp nhất là ở hai cánh tủ có chạm khảm
trai, ốc xà cừ. Thông thường người ta hay khảm theo các điển tích cổ. Đặc biệt
hầu hết người ta dùng là các sự tích cổ theo văn hóa Trung Hoa là “ Đông bích đồ
thư”.
Cách chơi tủ này phải phù hợp với gia phong và không gian của
từng nhà. Ví như gia đình có truyền thống hiếu học, nề nếp gia phong, con cháu
trong nhà làm quan chức hay cán bộ cấp cao thì chơi tủ khảm theo bộ “ Văn vương
cầu hiền – Tam cố thảo lư”.
Còn ai không cảm thấy phù hợp với các điển tích trên thì có
thể chơi các loại tủ khảm theo tích khác như: “ Đông bích đồ thư phủ - Tây viên
hàn mạc lâm”. Dịch là : “ Phủ phía đông có ông thầy đang dạy học trò – Vườn
phía tây có mấy võ sinh đang tập luyện võ dưới trời rét. Một gia đình có văn võ
song toàn, cảnh trong khung khảm này miêu tả sự vui vẻ, đầm ấm của một gia đình
có gia phong nề nếp.
Sập khảm xà cừ
Nói về các loại sập. Sập là một bộ ghế có phần bệ và mặt sập
đóng khung tranh. Loại gỗ cho sập chủ yếu là gỗ gụ hoặc gỗ trắc, có nơi lại làm
bằng gỗ mít, ngày xưa người ta kiêng không dùng gỗ mít làm đồ để nằm và ngồi mà
chỉ dùng để làm đồ thờ như tượng, ngai, ỷ, án gian… Phần bệ sập được chạm trổ theo các điển tích
tứ quý ( thông, mai, cúc, trúc)… Ngày nay theo cơ chế thị trường có người lại
làm bệ sập đục theo tích tứ linh ( long, ly, quy, phượng) hoặc (Lưỡng long chầy nguyệt).
Về các loại ghế có các bộ sa lông tầu, trường kỷ. Về sa lông
tầu thì đường nét đục chạm to khỏe hầu hết là triện chữ Thọ và hoa văn cách điệu.
Riêng bộ ghế trường kỷ thì gồm có hai ghế dài từ 1,8m đến 2,0m. Đằng sau có đục
chạm theo thể tứ quý: Thông, mai, cúc, trúc hoặc lan, mai, hồng, trúc cùng với
chiếc bàn được chạm hoa văn hoặc triện “ ngũ phúc”.
0 nhận xét: